Báo Thanh niên: Nam sinh sáng tạo Thuốc kháng viêm từ vỏ cây mãng cầu xiêm

Thứ ba - 04/07/2017 03:21
Từ một bài báo khoa học viết về lợi ích của lá mãng cầu xiêm, Phạm Hoàng Ân (sinh năm 2000, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Long Thới, TP.HCM) và cộng sự đã chế tạo ra thuốc kháng viêm từ vỏ của cây mãng cầu xiêm.
Hoàng Ân (trái) và bạn trong phòng thí nghiệm vỏ cây Mãng cầu xiêm
Hoàng Ân (trái) và bạn trong phòng thí nghiệm vỏ cây Mãng cầu xiêm
Sau khi đọc bài báo khoa học trên, Hoàng Ân muốn tìm hiểu thêm các công dụng của cây mãng cầu xiêm để ứng dụng vào thực tế nên đã tiến hành đề tài nghiên cứu.
 
>> Lá Mãng Cầu xiêm loại 1
>> Hạt Mãng Cầu xiêm
>> Cây Bìm bịp (Clinacanthus Nutans)
>> Bột Lá Mãng cầu xiêm
>> Trà Lá mãng cầu xiêm sấy cắt Sợi
>> Viên Hoàn Mãng Cầu xiêm


Theo Ân, cây mãng cầu xiêm đã có nhiều nghiên cứu thực hiện nhưng chỉ trên các bộ phận như hạt, lá, thân, rễ và chưa có nhiều nghiên cứu trên vỏ cây. Từ đó, Ân quyết định thực hiện đề tài trên vỏ cây này. Ban đầu, mục đích đề tài là xác định hoạt tính kháng oxy hóa nhưng sau một thời gian thực hiện Ân đã mở rộng nghiên cứu sang sản phẩm kháng viêm.

Khi chia sẻ ý tưởng này, Ân được sự hỗ trợ từ cô giáo dạy hóa Nguyễn Ngọc Vân Anh và bạn học Trương Du Kỵ đồng ý tham gia, hỗ trợ dự án.

“Để làm được đề tài nghiên cứu này, tụi mình phải tìm hiểu cách lấy vỏ sao cho cây không bị chết. Điều này, mình học được từ ông ngoại. Vừa học, vừa nghiên cứu nên khó khăn nhất là sắp xếp thời gian. Nhiều hôm, mình đi tìm hiểu đề tài từ sáng đến tối mịt. Cả nhà rất lo lắng và không muốn mình nghiên cứu vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học. Mình chỉ còn cách hoàn thành thật tốt việc học để cả nhà yên tâm”, Ân kể.

Từ lúc lên ý tưởng đến lúc thành phẩm, Ân mất khoảng 3 tháng. Đầu tiên, anh bạn phải xay vỏ cây thành bột, đem ngâm trong 3 dung môi hóa học để thu được 3 loại chất hữu cơ. Sau đó, nhóm Ân mang 3 chất đó đi thử nghiệm khả năng kháng oxy hóa ở Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Đây là lúc Ân phát hiện ra tính chất kháng viêm của vỏ cây khi bôi ngoài da. Nhóm Ân mang sản phẩm đi thử nghiệm và được sự cố vấn của thầy cô, nhóm của Ân đã cho ra thành phẩm dưới dạng gel kháng viêm.

Sáng tạo này giúp anh bạn giành giải Nhất cấp Thành phố và giải Nhì cấp Quốc gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông năm 2016-2017, ở lĩnh vực Hóa - Sinh. 

Hoàng Ân chia sẻ: “Với bất kỳ một nghiên cứu nào, mình nên hướng đến lợi ích cộng đồng, lấy đó làm trọng tâm của việc nghiên cứu để có thêm động lực và khiến quá trình làm việc có ý nghĩa hơn. Khi bắt đầu thực hiện đề tài, mình không sợ thất bại. Nghiên cứu khoa học không chỉ gặp một mà gặp rất nhiều thất bại. Mỗi lần thất bại là một lần mình có thể tìm ra hướng đi mới cũng như rút kinh nghiệm cho các lần nghiên cứu sau”.
Văn Sơn 
Ảnh: NVCC

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dịch vụ Chúng Tôi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay7,410
  • Tháng hiện tại106,056
  • Tổng lượt truy cập12,596,459

Cây chùm ngây (Moringa Oleifera)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây