Chữa Liệt dương cho Quý ông bằng cây Trâu cổ (Ficus pumila L.) hiệu quả không ngờ
Thứ năm - 19/10/2017 00:07
Cây Trâu cổ còn gọi cây xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp (Tày Nùng). Tên khoa học: Ficus pumila L., họ Dâu tằm (Moraceae). Trâu cổ là loại dây leo, mọc bò với rễ phụ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le; ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không có cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vẩy ốc nên có tên là "cây vẩy ốc".
Trái Cây Trâu cổ
(Cây Trâu cổ) - là vị thuốc được sử dụng từ rất lâu đời trong dân gian làm thuốc chữa liệt dương, di mộng tinh, tắc tia sữa. Người ta thường dùng lá thân và quả, nhiều nơi còn dùng cả nhựa cây của cây trâu cổ làm thuốc.
- Quả trâu cổ có vị ngọt, mát, tính bình.
- Lá và cành vị chua chát, tính mát có tác dụng thông tiện, lợi sữa.
- Cây trâu cổ là một vị thuốc giúp chữa liệt dương cho quý ông rất hiệu quả dễ sử dụng mà không để lại tác dụng phụ.
Dưới đây là bài thuốc chữa liệt dương và cách ngâm rượu quả trâu cổ điều trị liệt dương, Tráng dương, di mộng tinh.
Cách ngâm: Hai vị trên ngâm với 6 lít rượu trong thời gian 15-20 ngày là dùng được.
Loại rượu này có công hiệu bổ thận tráng dương, điều trị liệt dương, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, điều trị đau lưng, mỏi gối.
Bên cạnh bài thuốc trên thì quả trâu cổ khô chuyên điều trị tắc tia sữa, lợi sữa rất công hiệu.
Để chữa tắc sữa bạn cần 10-15g quả trâu cổ khô hoặc 20-25g lá cành khô sắc nước uống hàng ngày.
Tráng dương nhờ Trâu cổ (Vương Bất Lưu Hành)
Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa.
Trâu cổ còn có tên khác là xộp, vẩy ốc, được trồng làm cảnh hoặc che mát. Bộ phận dùng làm thuốc là quả (còn gọi bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành); cành mang lá, quả non phơi khô (bị lệ lạc thạch đằng).
Theo Đông y, quả có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, giải độc. Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.
Quả trâu cổ được dùng làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa và đái ra dưỡng chấp. Thân và rễ dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc ung nhọt. Lá chữa viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, đinh sang ngứa lở. Trâu cổ có tác dụng bổ khí huyết nên nhiều người dùng thay vị hoàng kỳ trong một số đơn thuốc.
Các bộ phận của Cây Trâu cổ đều được dùng làm thuốc trong Đông y
Rượu bổ chữa di tinh liệt dương: cành và lá, quả non phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 - 30ml.
Cao quả trâu cổ: quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 - 10g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hóa.
Chữa thấp khớp mạn tính: cành lá trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Sắc 2 lần, lấy khoảng 400ml, sau cô lại cho thật đặc. Hòa với rượu chia uống 3 lần trong ngày.
Thanh nhiệt, giải khát: lấy quả chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền bằng máy, cho vào túi vải, ép lấy nước. Nước để yên sẽ đông lại như thạch; thái dạng sợi, cho thêm đường, nước đá và hương liệu.
Thuốc đắp: quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Sắc uống. Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa. Kết hợp dùng: lấy lá bồ công anh giã nhỏ, cho ít dấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.
Bột Chùm ngây Lê Hoàng có vị ngậy và thơm, ngọt dịu vị rất dễ cho bé ăn. Vì vậy từ lâu đối với nhiều mẹ bỉm sữa, rau chùm ngây trở thành một món ăn không thể thiếu trong quá trình ăn dặm của con.